Sàn không dầm là gì?
Như bạn đã biết, sàn là bộ phận làm nhiệm vụ chịu lực đồng thời bao che ngăn cách. Theo kết cấu, sàn được chia thành 2 loại là:
- Sàn có dầm
- Sàn không dầm
Mỗi loại sàn sẽ có những ưu điểm khác nhau, nhưng nhiều người ưu tiên lựa chọn sàn không dầm nhiều hơn. Một phần về tính thẩm mỹ cao, phần khác vì những lợi ích kinh tế, kỹ thuật mà sàn không dầm mang đến.
“Sàn không dầm là giải pháp thi công mang đến nhiều lợi ích cho cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu. Loại sàn này còn được biết với cái tên khác là sàn nấm, sàn ô cờ, sàn rỗng, có cấu tạo khá đặc biệt, bán sàn dựa trực tiếp trên các cột.”
Trong các công trình nhà cao tầng, càng nhiều tầng đồng nghĩa với việc công trình phải chịu thêm trọng tải, phát sinh các khoản chi phí lớn. Việc tăng cường chi phí thi công sàn tốn kém hơn. Do đó để tiết kiệm, rút ngắn khoản đầu tư, giảm thời gian thi công, người ta lựa chọn sàn không dầm. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm so với các loại sàn khác trong thi công xây dựng hiện nay.
Thế nào là loại sàn tốt trong thi công xây dựng?
Sàn của các công trình thi công xây dựng được xem là chất lượng nếu như đạt được những tiêu chuẩn về:
- Tính bền chắc: sàn có thể chịu được tất cả các tải trọng tác động lên mà không bị phá hỏng, hay gặp trục trặc gì trong suốt quá trình sử dụng.
- Tính vững cứng: sàn đảm bảo độ võng nhỏ hơn độ võng cho phép
- Đảm bảo kinh tế: trong các công trình thi công, sàn chiếm một phần lớn 18-20% kinh phí xây dựng. Vì vậy khi thiết kế cần chú ý yêu cầu kinh tế, mức kinh phí cần đầu tư của sàn để hạ giá thành công trình. Sàn không dầm là giải pháp xây dựng khá tiết kiệm.
Ngoài ra, sàn còn đảm bảo một số yếu tố khác như:
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Chống cháy tốt
- Không trơn trượt.
- Không đọng bụi, không bám bụi.
- Cách ẩm và chống thấm tốt
- Có vẻ đẹp thẩm mỹ cao.
- Vật liệu lát sàn là loại giữ nhiệt, ấm áp
- Mặt sàn phẳng có thể kê đô và đi lại thuận tiện.
Sàn không dầm có đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng không?
Xét về cấu tạo
Sàn không dầm là loại sàn BTCT không có dầm. Đặc điểm của sàn là độ dày tương đối lớn và có thể gối trực tiếp lên các BTCT chịu lực. Nguyên tắc chịu lực của sàn giống với kiểu sàn nấm; tức là mỗi cột chịu lực sẽ chịu một trọng tải của phần sàn nằm xung quanh cột, lực được truyền trực tiếp từ sàn vào đầu cột. Trong khi loại sàn có dầm phải truyền qua dầm rồi mới truyền xuống cột.
Cấu tạo của sàn không dầm cũng chính là ưu điểm giúp tiết kiệm được chi phí vật tư trong thi công xây dựng. Do đặc điểm kết cấu truyền lực như vậy nên sàn phải đảm bảo được phân bố lực đều. Sàn cứng không dầm thường có khẩu độ cột theo 2 phương bằng nhau, 6x6m đến 8x8m. Còn chiều dài của sàn xấp xỉ khoảng 1/35 đến 1/40 khẩu độ cột.
Sàn gối lên đầu cột tạo nên ứng suất cục bộ lớn. Thi công sàn không dầm có thể xảy ra tình trạng dấu thủng sàn. Để khắc phục điều này, người ta thường cấu tạo mũ cột loa to, góc 45 độ, rộng 0.2 đến 0.3 bước cột.
Xét về các ưu điểm
Thân thiện với môi trường
Công nghệ xây dựng sàn không dầm ra đời đánh dấu một bước đột phá mới trong ngành thiết kế, thi công xây dựng. Loại sàn này áp dụng những quả bóng rỗng làm từ nhựa tái chế, mục đích là để thay cho những phần bê tông trong sàn. Điều này có tác dụng giúp trọng lượng bản thân của sàn được giảm đi một cách đáng kể.
Ngay từ tên gọi đã nói lên những gì bên trong cấu tạo của loại sàn này. Sàn không cần sử dụng dầm mà nó liên kết trực tiếp với các hệ cột trụ đỡ của công trình. Nhờ vào đặc điểm này, nó tạo ra những ưu thế riêng về tính kỹ thuật và mặt kinh tế, chi phí đầu tư.
Sử dụng sàn không dầm, trọng tải kết cấu của công trình sẽ được giảm tới 35%. Điều đó đồng nghĩa với việc trọng lượng móng cũng như trụ cột được giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, loại sàn này sử dụng các vật liệu tái chế, giá cả phải chăng, hiệu quả thi công cao mà lại vô cùng thân thiện với môi trường.
Hiện nay, các phương pháp thi công xây dựng đều hướng tới vấn đề thân thiện, an toàn với môi trường. Và sàn không dầm đã đáp ứng được điều đó.
Tiết kiệm chi phí
Sàn không dầm có khả năng chịu lực từ 2 phương mà không cần sử dụng ván khuôn. Nó có khả năng vượt nhịp cao nên được ứng dụng rất nhiều. Với loại sàn này, lượng bê tông cần phải sử dụng cho công trình giảm tới 50%. Tiết kiệm được một khoản chi phí lớn như vậy là điều mà các nhà thầu, chủ đầu tư vô cùng hài lòng.
Ngoài ra, thời gian thi công mặt sàn cũng sẽ nhanh hơn 5-7 ngày so với kiểu truyền thống. Trong quãng thời gian này, công nhân có thể làm những phần khác của công trình để vượt tiến độ đề ra.
Vừa tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân lực công nhân, vừa đẩy nhanh được tiến độ, đây là những ưu điểm chỉ tìm thấy ở sàn không dầm.
Khả năng chịu động đất
Sàn không dầm có đặc điểm chịu lực được về 2 phương cùng với tải trọng nhẹ hơn nhiều so với loại sàn truyền thống nên khả năng chịu lực tác động của sàn khá tốt. Ngoài ra, sự kết hợp của vách chịu lực cũng như hệ thống trụ cột sẽ giúp cho mặt sàn kiên cố, vững chắc hơn; tránh được những rủi ro của thiên tai, động đất.
Sàn không dầm thường được ứng dụng trong những công trình nào?
Sàn không dầm thường được áp dụng cho những công trình nhiều tầng, nhà dân dụng cao tầng, có khẩu độ cột từ 6-9m. Loại sàn này yêu cầu chiều cao tầng nhà thấp để có thể tận dụng được không gian chiều cao tầng. Đặc biệt là những công trình có hệ thống khí, đèn điện, điều hòa trên trần rất thích hợp để ứng dụng loại sàn này.
xem thêm: Sàn bóng Span – Công nghệ sàn nhẹ trong xây dựng
Công ty cổ phần Thiết kế và Phát triển Công nghệ Xây dựng SPAN:
- Tổ 3 khu 10 Phường Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
- Hotline: 0936.99.22.93
- https://www.facebook.com/SpanGroup.CongNgheXayDung